Nội dung bài viết:
Nếu có dịp đi du lịch Huế, ngoài khám phá những công trình kiến trúc cổ của phong kiến triều Nguyên như Đại Nội Huế, lăng Tự Đức, chùa Thiên Mụ,… bạn cũng đừng quên ghé thăm cầu ngói Thanh Toàn Huế – cây cầu cổ xưa đã có lịch sử hơn 200 năm tuổi.
Cầu ngói Thanh Toàn – Cây cầu lịch sử hơn 200 năm tuổi tại Huế
Cầu ngói Thanh Toàn Huế là một địa điểm du lịch nổi tiếng toạ lạc tại xã Thủy Thanh, huyện Hương Thủy, tỉnh TT Huế. Cây cầu cổ này được bắc qua một con hói chạy từ đầu làng đến cuối làng.
Cây cầu này tọa lạc ở vùng ngoại ô, cách trung tâm TP khoảng hơn 8km theo hướng Đông Nam. Để đi đến cầu, nếu xuất phát từ trung tâm TP Huế bạn có thể đi theo tuyến đường Tố Hữu, sau đó rẽ trái ở đoạn giao với đường Hoàng Quốc Việt, rồi đi thẳng về phía chợ cầu Ngói là đến nơi.
Cầu ngói Thanh Toàn Huế gắn liền với không gian tổng thể làng Thanh Thủy Chánh. Ngôi làng này được thành lập từ cuối thế kỷ XVI, đa số các vị tộc trưởng của làng đều có quê gốc từ Thanh Hóa theo chúa Nguyễn Hoàng vào đây. Năm 1776, bà Trần Thị Đạo – cháu gái đời thứ 6 của họ Trần đã cúng tiền cho làng để xây dựng cây cầu này. Đến năm 1925, bà được vua Lê Hiển Tông khen ngợi và ban sắc phong cho bà là “Dực Bảo Trung Hưng Linh Phù”. Năm 1990, cầu ngói Thanh Toàn được công nhận là di tích quốc gia.
Làng Thanh Thủy Chánh có đầy đủ vẻ đẹp của một ngôi làng điển hình của Việt Nam, được bao bọc xung quanh là đồng ruộng xanh ngắt. Ngôi làng này có đầy đủ đình, chùa, miếu thờ, nhà thờ họ, chợ quê, nhà vườn, cầu cống, đường làng, cây đa cổ thụ và những lũy tre xanh soi mình bên dòng nước. Bên cạnh cầu ngói có nhà trưng bày nông cụ, tái hiện mọi hoạt động sản xuất của người dân. Ngoài ra còn có khu vực trưng bày & giới thiệu hàng thủ công mỹ nghệ cùng các đặc sản địa phương như: các vật dụng thủ công đan lát, chằm, bánh tét…
Cầu ngói Thanh Toàn Huế có gì hấp dẫn du khách?
1. Khám phá nét đẹp cổ kính của cầu ngói Thanh Toàn
Cầu ngói Thanh Toàn được xây dựng theo lối kiến trúc “thượng gia hạ kiều”. Đây là lối kiến trúc chỉ còn sót lại tại một vài cây cầu cổ như cầu Phú Khê, cầu Khúc Thoại ở miền Bắc hay chùa Cầu Hội An…
Cầu ngói được làm bằng gỗ, có chiều dài 18m, chiều rộng 5m, 2 bên thân cầu có 2 dãy bục gỗ và lan can để tựa lưng. Trên cầu có mái che bằng ngói ống lưu ly, loại ngói chỉ được xây dựng các kiến trúc cung đình triều Nguyễn. Cây cầu có 7 gian, trong đó gian giữa được thiết kế rộng nhất, là vị trí để đặt bàn thờ bà Trần Thị Đạo. Các bộ phận kiến trúc khác trong cầu được trang trí theo 2 loại tiết diện là tròn và vuông. Toàn bộ cây cầu nằm trên 1 hệ thống trụ đỡ có 6 hàng, mỗi hàng có 3 trụ bằng đá. Vì được làm chủ yếu từ gỗ, nên cây cầu này rất chắc chắn và thông thoáng, thích hợp để đến nghỉ ngơi, hóng mát.
2. Check-in, chụp ảnh tại cầu ngói Thanh Toàn
Di tích cầu ngói Thanh Toàn Huế nối liền 2 bên bờ của 1 nhánh sông nhỏ của sông Như Ý. Dòng sông Như Ý hiền hòa, chảy êm đềm tạo nên 1 khung cảnh nên thơ, trữ tình. Du khách đến đấy có thể chụp ảnh với kiến trúc cổ của cây cầu, và hòa mình với cảnh quan thiên nhiên của làng quê nơi đây.
3. Tham gia lễ hội tại cầu ngói Thanh Toàn
Nếu bạn đến Huế mùa Festival, bạn có thể ghé thăm cầu ngói Thanh Toàn Huế để tham dự lễ rước linh vị bà Trần Thị Đạo – người có công trong việc khởi xướng xây dựng cầu. Trong khuôn khổ lễ hội có phần khai mạc, các lễ nghi, kèm theo nhiều hoạt động hấp dẫn cho du khách thỏa sức vui chơi, trải nghiệm. Và khi đến đây bạn cũng đừng quên thưởng thức những món quà vặt dân dã của xứ Huế được bày bán ngay gần cầu nhé!
Tổng Kết
Cầu ngói Thanh Toàn Huế là cây cầu cổ đến nay đã có tuổi đời hơn 200 năm. Cây cầu này không chỉ gắn liền với đời sống sinh hoạt hằng ngày, với những lễ hội, văn hóa của người dân Thanh Thủy mà còn là điểm du lịch thu hút đông đảo du khách ghé thăm. Nếu bạn có dịp đến Huế, đừng bỏ qua cây cầu cổ đậm chất lịch sử này nhé. Bên cạnh đó, nếu bạn đang có dự định khám phá Huế – Đà Nẵng mà chưa tìm được phương tiện như ý thì hãy tham khảo xe ghép Huế – Đà Nẵng tại website xehuedanang.net.