Ghé thăm Điện Hòn Chén và 3 Giai thoại lịch sử bí ẩn

Điện Hòn Chén

Nội dung bài viết:

Điện Hòn Chén không chỉ là địa điểm văn hóa tâm linh, thu hút du khách gần xa đến tham quan, cúng bái và cầu an. Hơn thế nữa, nơi đây còn có bề dày lịch sử lâu đời, ẩn chứa những câu chuyện đầy bí ẩn. Sau đây, mời bạn đọc cùng khám phá 4 giai thoại lịch sử vô cùng hấp dẫn gắn với ngôi điện này.

1. Giới thiệu về điện Hòn Chén

Điện là một di tích tôn giáo thuộc quần thể di tích cố đô Huế. Từ lâu, nơi đây đã trở thành điểm đến linh thiêng không chỉ với người dân địa phương mà còn với nhân dân cả nước. Hằng năm, có hàng triệu lượt khách đến tham quan, cúng bái và cầu bình an cho gia đình.

Ngôi điện nằm nép mình bên dòng sông Hương (ảnh sưu tầm)
Ngôi điện nằm nép mình bên dòng sông Hương (ảnh sưu tầm)

Đặc biệt, ngôi điện này còn là nơi duy nhất tại cố đô Huế vừa chứa đựng nghi thức cung đình vừa dung hoà tín ngưỡng dân gian. Đồng thời cũng đan xen giữa nhiều yếu tố mê tín và tâm linh, đồng bóng và lễ hội.

1.1. Điện Hòn Chén ở đâu?

Nằm cách trung tâm thành phố Huế 8km về phía Tây Nam, điện tọa lạc trên núi Ngọc Trản. Nơi này thuộc địa phận làng Ngọc Hồ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Điện Hòn Chén ở đâu?
Điện Hòn Chén ở đâu?

1.2. Lịch sử và kiến trúc của điện

Theo ghi chép từ một số tài liệu, điện Hòn Chén được xây dựng từ thời vua Gia Long. Trong thời gian vua Đồng Khánh trị vì (1886 – 1888), ông đã đổi tên thành “Huệ Nam” với ý nghĩa mang đến ân huệ cho người nước Nam. Dân gian còn gọi nơi này là Hòn Chén. Dù như vậy, Hòn Chén vẫn là cách gọi quen thuộc, gợi nhiều người nhớ ngôi điện.

Bên cạnh đó, kiến trúc của điện cũng vô cùng hấp dẫn và độc đáo. Tại đây có 10 công trình kiến trúc khác nhau. Tất cả đều hướng ra dòng sông Hương thơ mộng.

Đứng từ trên cao, du khách có thể nhìn ngắm khung cảnh tuyệt mỹ (ảnh sưu tầm)
Đứng từ trên cao, du khách có thể nhìn ngắm khung cảnh tuyệt mỹ (ảnh sưu tầm)

Nổi bật nhất trong số đó phải kể đến Minh Kính Đài nằm ở chính giữa điện. Tại đây gồm 3 cung theo thứ tự từ cao đến thấp: Nhất cung (Thượng cung), Đệ nhị cung và Đệ Tam cung. Cuối thế kỷ XIX, Minh Kính Đài trở thành công trình kiến trúc tiêu biểu cho nghệ thuật khảm sành sứ và sử dụng biểu tượng con phụng để làm hình ảnh trang trí.

Với ý nghĩa quan trọng về lịch sử và kiến trúc, nơi đây xứng đáng là một trong những địa điểm nên ghé thăm khi đến Huế. Thế nhưng không chỉ có vậy, khu di tích này còn ẩn chứa 4 giai thoại mang màu sắc bí ẩn vô cùng nổi tiếng.

Xem thêm: Sông Hương Huế và 4 hoạt động du lịch không thể bỏ qua

2. 3 giai thoại bí ẩn và nổi tiếng gắn với điện Hòn Chén

2.1. Giai thoại về nữ thần Ponagar

Giai thoại liên quan đến vị thần được thờ tự bên trong điện. Từ lâu nơi đây đã tôn thờ nữ thần Ponagar hay người Mẹ xứ xở. Bà là vị nữ thần quan trọng trong tín ngưỡng của người Chăm – tộc người xuất hiện chủ yếu trên dải đất miền Trung.

Điện Hòn Chén thờ ai? (ảnh sưu tầm)
Điện Hòn Chén thờ ai? (ảnh sưu tầm)

Dân gian gian truyền rằng bà là con gái của Ngọc Hoàng và được phái xuống để tạo ra đất mẹ. Đồng thời thần còn giúp loài người trồng trọt nhiều loại cây trồng đặc biệt có cây gỗ trầm cực kỳ quý giá. Vì có nhiều nét gần giống với tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt nên ngày càng có nhiều người thờ cúng bà và gọi với danh xưng Thiên Y A Na. Sau này, điện còn thờ công chúa Liễu Hạnh. Tiếp đến là Quan Công, Phật và những vị thần linh khác.

2.2. Câu chuyện gắn liền với vua Thiệu Trị ở điện Hòn Chén

Một giai thoại khác gắn với điện Hòn Chén liên quan đến vua Thiệu Trị. Chuyện kể rằng có một lần vua cùng các cung phi du ngoạn trên sông Hương. Trong lúc đi thuyền, một hoàng phi lỡ tay đánh rơi chiếc ống nhỏ bằng vàng xuống nước.

Giai thoại của vua Thiệu Trị (ảnh sưu tầm)
Giai thoại của vua Thiệu Trị (ảnh sưu tầm)

Vì món đồ rất giá trị nên bà đã xin vua cho cầu khẩn Thánh Mẫu Thiên Y A Na để tìm lại. Ban đầu, vua còn tỏ ý ngờ vực. Dù thế ngài vẫn thuận theo ý của bà. Bất ngờ trong chốc lát, chiếc ống liền nổi lên mặt nước. Biết đây là nơi linh thiêng, vua ra lệnh sửa sang lại điện. Thế nhưng đáng tiếc công việc chưa hoàn thành vua đã băng hà.

2.3. Chiếc chén ngọc của vua Minh Mạng

Giai thoại tiếp theo liên quan đến điện Hòn Chén lại gắn với một vị vua khác của triều Nguyễn. Đó là vua Minh Mạng. Xưa kia trong một lần đi đến đây, vua đã vô tình đánh rơi chiếc chén bằng ngọc xuống dòng sông Hương.

Giai thoại liên quan đến vua Minh Mạng (ảnh sưu tầm)
Giai thoại liên quan đến vua Minh Mạng (ảnh sưu tầm)

Khi ấy, ông tưởng rằng sẽ không thể nào tìm được lại được đồ vật dưới nước. Thế nhưng, một con rùa lớn bỗng nhiên nổi lên, miệng ngậm chén ngọc trao trả lại nhà vua. Cũng vì sự tích này mà nhiều người cho rằng tên điện bắt nguồn từ đây.

3. Kinh nghiệm du lịch và tham quan điện Huệ Nam

3.1. Làm sao để đi đến điện Hòn Chén?

Du khách có thể chọn 1 trong 2 cách sau:

  • Đi thuyền rồng trên sông Hương xuất phát từ trung tâm thành phố Huế
  • Nếu đi đường bộ, bạn có thể xuất phát từ đường Bùi Thị Xuân. Sau đó rẽ vào đường Huyền Trân Công Chúa để đến bến Than rồi bắt đò đến điện.

3.2. Những hoạt động nào bạn có thể thực hiện tại điện Huệ Nam?

Khi đến đây tham quan, du khách có thể tham gia nhiều hoạt động thú vị như:

Nếu điện Hòn Chén vào tháng 3 hoặc tháng 7 âm lịch, bạn có thể tham gia lễ hội ở đây (ảnh sưu tầm)
Nếu điện Hòn Chén vào tháng 3 hoặc tháng 7 âm lịch, bạn có thể tham gia lễ hội ở đây (ảnh sưu tầm)
  • Tìm hiểu lịch sử và kiến trúc của điện
  • Chụp hình lưu niệm khi tham quan các công trình điện Hòn Chén
  • Lắng nghe 3 giai thoại gắn với ngôi điện tâm linh
  • Đặc biệt, nếu đến vào tháng 3 hoặc tháng 7 âm lịch, bạn sẽ có cơ hội được hoà mình vào không gian lễ hội đầy màu sắc tại nơi này.

3.3. Du lịch điện Hòn Chén có phải mua vé không?

Hiện nay,  giá vé tham quan tại là 30.000VNĐ/ người. Để tiết kiệm, du khách có thể chọn các gói theo tuyến gồm nhiều địa điểm. Như vậy, bạn có thể vừa giảm bớt chi phí vừa có cơ hội khám phá những nơi khác nhau.

Bài viết trên đây đã giới thiệu 3 giai thoại gắn liền với điện Hòn Chén. Dù chúng đều mang màu sắc huyền ảo, xen lẫn hư thực nhưng những câu chuyện là biểu tượng của một vùng đất tâm linh và mang nhiều ý nghĩa về lịch sử lẫn văn hoá ở nơi cố đô.

5/5 - (1 bình chọn)