Cố đô Huế là nơi lưu giữ gìn trọn vẹn nhất cái hồn, cái sắc của nền văn hiến dân tộc Việt Nam ta. Và dĩ nhiên, chùa Thiên Mụ Huế được ví như “hòn ngọc quý” của mảnh đất Huế thương này. Chùa Thiên Mụ là một địa điểm check in không thể bỏ qua khi ghé thăm mảnh đất Cố Đô.
Giới thiệu về Chùa Thiên Mụ – Huế
Chùa Thiên Mụ tọa lạc tại Đường Nguyễn Phúc Nguyên, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Năm 1601,Chùa Thiên Mụ được chúa Nguyễn Hoàng cho xây dựng nên. Chùa nằm bên bờ Bắc sông Hương thuộc địa phận của xã Hương Long, cách trung tâm thành phố Huế 5km.
Chùa Thiên Mụ còn có một cái tên gọi khác là chùa Linh Mụ, ngôi chùa nằm trên đồi Hà Khê, cách Huế khoảng 5km về phía Tây. Chùa Thiên Mụ nằm giữa không gian non nước xanh nước biếc rất hữu tình, tạo nên một khung cảnh vô cùng độc đáo, tâm linh và giá trị.
Ngôi chùa tọa ở trên ngọn đồi Hạ Khuê , ngọn đồi trong địa phận của ngôi làng An Ninh Thương, phường Kim Long và cách trung tâm TP Huế khoảng 5km về phía Tây. Phía trước của ngôi chùa này là dòng sông Hương thơ mộng.
Ngoài tháp Phước Nguyên thì tại chùa Thiên Mụ còn có những công trình kiến trúc khác như điện Đại Hùng, điện Địa Tạng và điện Quan Âm… cùng bia đá, và chuông đồng. Ngoài ra,trong chùa còn là nơi chứa nhiều cổ vật quý giá về cả mặt lịch sử và nghệ thuật. Những pho tượng như Hộ Pháp, tượng Thập Vương, Phật Di Lặc, tượng Tam Thế Phật… đều ghi lại những dấu ấn của thời kỳ lịch sử vàng son tại ngôi chùa Thiên Mụ này.
Theo ghi chép để lại, chúa Nguyễn Hoàng , là vị chúa đầu tiên của Đàng Trong chính là người đã cho xây dựng nên ngôi chùa này. Năm 1601, để chuẩn bị cho quá trình mở rộng giang sơn, xây dựng cơ đồ, chúa Nguyễn Hoàng đã cùng binh lính rong ruổi vó ngựa dọc hai bên bờ sâu Hương. Ông bỗng nhiên bắt gặp hình ảnh của một ngọn đồi nhỏ nhô lên bên dòng nước xanh biếc, thế của nó tựa con rồng như đang quay đầu nhìn lại.
Người dân trong vùng nơi đây lan truyền nhau một câu chuyện rằng có một bà lão xuất hiện và mặc áo đỏ, với khuôn mặt vô cùng phúc hậu. Mỗi đêm bà ấy đi lên ngọn đồi Hạ Khuê và nói với mọi người rằng: Tại đây sẽ có một vị chúa lập nên ngôi chùa để trấn giữ long mạch.
Thấy ý tưởng của mình ấp ủ có sự tương thông với câu chuyện truyền tai, Chúa Nguyễn Hoàng đã ngay lập tức cho quân lính xây dựng ngôi chùa trên đồi. Lúc này ngôi chùa có tên là “Thiên Mụ Tự” – nghĩa là “Bà mụ nhà trời”.
Theo dòng thời gian, ngôi chùa đã trải qua nhiều lần tu sửa. Trong đó, nổi bật nhất chắc hẳn là cuộc trùng tu năm 1710, dưới triều đại của vị chúa Nguyễn Phúc Chu. Ông đã cho hoàn thiện, thay đổi rất nhiều kiến trúc của ngôi chùa Thiên Mụ. Đặc biệt phải nói đến quả Đại Hồng Chung nặng hơn 2 tấn đã được đúc mới và đặt tại Điện Đại Hùng.
Xem thêm: Cầu Trường Tiền Huế – Cây cầu lịch sử biểu tượng của vùng đất cố đô
Những lời nguyền truyền tai xoay quanh chùa Thiên Mụ
Theo lời tương truyền, ngày xưa, khi chúa Nguyễn còn cai trị ở Đàng trong thì tư tưởng lễ giáo phong kiến “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó” lúc bấy giờ rất nặng nề. Thời điểm ấy có một đôi trai gái yêu nhau mặn nồng, tuy nhiên, cô gái là tiểu thư khuê các, rất xinh đẹp và là con một vị quan vô cùng giàu có, còn chàng trai lại là người mồ côi và nghèo đói. Vì vậy nên gia đình của cô đã ngăn cấm mối tình này. Quá đau khổ, cả hai đã cùng nhau ra bến thuyền Mụ (ngay phía trước chùa Thiên Mụ) để tự vẫn cùng nhau.
Nhưng trớ trêu thay, chàng trai ấy đã chết dưới dòng sông Hương còn cô gái thì lại dạt vào bờ và được dân làng cứu sống. Sau đó gia đình cô gái đã đưa cô về và ép cô ấy lấy một người giàu có trong vùng. Thời gian trôi qua, nàng ấy dần quên đi những kỉ niệm với chàng trai năm xưa, còn chàng trai nằm dưới sông Hương, chờ người yêu mà không thấy nên sinh hận cho số phận của mình rồi nhập vào chùa Thiên Mụ, nguyền rủa rằng nếu bất cứ đôi trai gái nào yêu nhau mà đến đây thì tình yêu sẽ tự khắc đổ vỡ và chia tay. Lời nguyền này được người đời lưu truyền cho tới tận ngày nay, khiến cho chùa Thiên Mụ Huế thêm phần linh thiêng và huyền bí.
Thời xưa, trong khuôn viên của ngôi chùa có rất nhiều cây cối. Các đôi tình nhân rủ nhau đến chùa, lợi dụng cây cối trong chùa xanh tốt, um tùm mà làm những chuyện trái với luân thường đạo lý. Không thể chấp nhận nổi điều đó, người dân đã dựng lên câu chuyện này để giữ sự thanh tịnh cho ngôi chùa”.
Nếu các bạn đến chùa để ngắm cảnh, bái lạy, tận hưởng khung cảnh thanh tịnh, cầu mong những điều tốt đẹp thì sẽ là hành động được chào mừng, nhưng nếu dám làm những chuyện sai trái nơi đây, các bạn sẽ gặp phải sự “đổ vỡ” trong tình yêu. Qua đây, những người dân địa phương cũng như sư thầy trong chùa đều mong rằng phật tử có thể đến chùa để làm việc tốt, hướng thiện, chứ không phải thể thực hiện những hành vi sai lệch và trái với đạo lý luân thường.